Giàn giáo được thiết kế như thế nào ?
Nhắc đến an toàn lao động trong xây dựng chắc hẳn người ta sẽ nghĩ ngay đến hệ thống giàn giáo. Sở dĩ có điều này vì giàn giáo chính là thiết bị có vai trò nâng đỡ cho không chỉ các công cụ thi công mà còn tất cả những công nhân khi phải việc ở không gian trên cao so với mặt đất. Do đó, thiết kế giàn giáo là công việc vô cùng quan trọng đòi hỏi tính chính xác và chất lượng cao. Vậy giàn giáo được thiết kế như thế nào?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu các mẫu thiết kế giàn giáo phổ biến hiện nay.
Về thành phần cấu tạo, giàn giáo được tạo thành từ thép hình ống, chia thành loại sơn dầu và loại mạ kẽm. Lớp sơn hay kẽm phủ bên ngoài có vai trò bảo vệ hệ thống giàn giáo khỏi sự oxy hóa của môi trường bên ngoài, kéo dài tuổi thọ giàn giáo đồng thời đem đến sự thẩm mỹ cho công trình, khẳng định sự chuyên nghiệp của nhà thầu. Điểm khác nhau cơ bản của hai loại giàn giáo này là lớp bao phủ bên ngoài điều này dẫn đến sự khác nhau về giá cả.
Về cấu trúc, giàn giáo xây dựng lại càng đa dạng với các loại như: Giàn giáo khung, giàn giáo nêm, giàn giáo đĩa, giàn giáo hoa mai, giàn giáo hoa thị,.. nhưng được biết đến và sử dụng nhiều nhất là giàn giáo khung và giàn giáo nêm. Trong khi giàn giáo khung có vai trò chính là chống đỡ công nhân và thiết bị, giúp dễ dàng di chuyển trong thi công thì giàn giáo nêm lại có tác dụng chính trong công tác chống sàn đổ bê tông, kết cấu bê tông.
Ngoài ra, hệ thống giàn giáo còn được phân chia theo chức năng như giàn giáo dùng làm cầu thang, giàn giáo bao che bên ngoài công trình hay giàn giáo làm bề mặt công tác.
Chuẩn bị những gì cho việc thiết kế giàn giáo
Giàn giáo ngày nay rất đa dạng về chủng loại và kích thước để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng. Việc thiết kế giàn giáo từ đó cũng sẽ có một số tiêu chuẩn nhất định. Phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của công trình mà đưa ra quy định gián giáo sẽ có chiều cao ra sao, phương pháp lắp ráp như thể nào và được sản xuất bằng vật liệu gì. Đây sẽ là các vấn đề được đưa ra trao đổi cho việc chuẩn bị thiết kế giàn giáo.
Để có được một hệ thống giàn giáo phù hợp, khi cùng nhau thảo luận khách hàng cần đưa ra những thông tin những thông tin chuẩn xác cho nhà cung cấp theo yêu cầu của nhà đầu tư bao gồm:
- Mục đích sử dụng giàn giáo. Thông thường giàn giáo được sử dụng vào các mục đích như để làm cầu thang hoặc thay thế bao che bên ngoài hay sử dụng để làm bề mặt cho công nhân thi công, vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng mà bộ giàn giáo sẽ có những phụ kiện hỗ trợ khác nhau.
- Không gian xây dựng giàn giáo để xác định kích thước giàn giáo cũng như số lượng giàn giáo cần thiết cho công trình
- Số lượng người tối đa sử dụng giàn giáo cùng thời điểm
- Tải trọng cao nhất được sử dụng lên hệ thống giàn giáo
- Điều kiện thổ nhưỡng của công trình: nơi thi công có nền đất chắc chắn hay dễ sụt lún
- Bản vẽ kỹ thuật của công trình
Công tác chuẩn bị này chỉ có thể hoàn chỉnh khi có sự phối hợp đầy đủ của nhà đầu tư, nhà thầu và nhà cung cấp với những thông tin chính xác nhất.
Những yêu cầu trong thiết kế giàn giáo
Các loại dàn giáo sử dụng trong xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về thiết kế, cấu tạo, lắp dựng, vận hành, tháo dỡ ghi trong hồ sơ kỹ thuật và hộ chiếu của nhà chế tạo phù hợp với quy định của Bộ Xây Dựng về yêu cầu của giàn giáo. Nhà thầu khi sử dụng giàn giáo phải đặc biệt lưu ý:
- Các bộ phận dùng để lắp đặt giàn giáo phải phù hợp với hồ sơ kỹ thuật và những qui định của tiêu chuẩn này, bảo đảm các yêu cầu về cường độ, kích thước và trọng lượng. Giàn giáo phải được thiết kế và lắp dựng đủ chịu lực an toàn theo tải trọng thiết kế
- Công nhân lắp dựng và tháo dỡ giàn giáo phải qua đào tạo và phải tuân thủ các yêu cầu của quy trình và được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động
- Không được sử dụng giàn giáo trong các truờng hợp:
- a) Không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động qui định trong hồ sơ thiết kế hoặc trong hộ chiếu của nhà chế tạo;
- b) Không đúng chức năng theo từng loại công việc;
- c) Các bộ phận của giàn giáo có biến dạng, rạn nứt, mòn rỉ ;
- d) Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 0,60m;
- e) Các cột hoặc khung chân giáo đặt trên nền kém ổn định (nền đất yếu, thoát nước kém, lún quá giới hạn cho phép của thiết kế…) có khả năng trượt lở hoặc đặt trên những bộ phận hay kết cấu nhà không được tính toán đảm bảo chịu lực ổn định cho chính bộ phận, kết cấu và cho cột giàn giáo, khung đỡ
- Không được xếp tải lên giàn giáo vượt quá tải trọng tính toán. Nếu sử dụng giàn giáo chế tạo sẵn phải tuân theo chỉ dẫn của nhà chế tạo
- Không cho phép giàn giáo di chuyển ngang hoặc thay đổi kết cấu hệ giàn giáo trong khi đang sử dụng, trừ các giàn giáo được thiết kế đặc biệt để sử dụng cho yêu cầu trên
- Không được lắp dựng, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo khi thời tiết xấu có giông tố, trời tối, mua to, gió mạnh
- Giàn giáo và phụ kiện không được dùng ở những nơi có hoá chất ăn mòn và phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp cho giàn giáo không bị huỷ hoại theo chỉ dẫn của nhà chế tạo
- Tháo dỡ giàn giáo phải tiến hành theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà chế tạo và bắt đầu từ đỉnh giàn giáo: – Các bộ phận và liên kết đã tháo rời phải hạ xuống an toàn, không để rơi tự do. Phải duy trì sự ổn định của phần dàn giáo chưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong. – Trong khu vực đang tháo dỡ, phải có rào ngăn, biển cấm người và phuơng tiện qua lại. Không tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ
- Khi lắp dựng, sử dụng hay tháo dỡ giàn giáo ở gần đường dây tải điện (dưới 5m, kể cả đường dây hạ thế) cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn về điện cho công nhân và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý điện và đường dây (ngắt điện khi dựng lắp, luới che chắn…)
Nắm được những yêu cầu trên, chắc hẳn nhà thầu sẽ biết cách lựa chọn cho mình nhà cung cấp uy tín, chất lượng nhất